THÉP KHÔNG GỈ (INOX)

Inox (hay thép không gỉ, thép trắng) là một dạng hợp kim của sắt, ít bị ăn mòn, ít bị biến màu hơn so với các loại thép bởi trong thành phần chất hóa học Crom chứa ít nhất 10,5%. Khi hàm lượng Cr này càng tăng thì khả năng chống ăn mòn, chống lại sự tấn công rỗ trong dung dịch Clorua càng cao. Ngoài ra, sự kết hợp các thành phần như Crom (Cr), Niken (Ni), Nito (N) đã tạo nên những tính chất cơ lý khác nhau của Inox.

Cuộn Inox (Ảnh: Sưu tầm)

Thành phần inox

Là một loại hợp kim của của Sắt nên Inox có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. Trong đó mỗi loại nguyên tố này sẽ đảm nhận một vai trò cũng như chức năng để cấu tạo nên những đặc tính sản phẩm. Xin được liệt kê một vài nguyên tố chính tham gia vào thành phần cấu tạo của Inox như sau:

1- Sắt – Fe: Sắt là nguyên tố đầu tiên cấu tạo nên inox. Bản chất Inox là một dạng hợp kim của sắt với đặc tính tốt về độ chịu lực, độ dẻo, độ cứng mà rất ít kim loại nào có thể thay thế được.

2- Carbon – C: Carbon là thành phần quan trọng của Inox với tác dụng chính là chống sự ăn mòn. Nó có mặt ở nhiều nhóm, nhiều loại inox thép không gỉ khác nhau và hàm lượng C trong Inox thường ở mức thấp.

3- Crom – Cr: Như đã nói ở trên thì Cr là thành phần không thể thiếu của bất kỳ loại Inox nào vì Cr là nguyên tố phản ứng cao, chúng tạo nên sự “trơ” cho hợp kim này. Crom chứa tối thiểu 10.5% ngăn chặn sự ăn mòn và gỉ sét thường xảy ra đối với các loại thép Carbon không có tấm bảo vệ bên ngoài.

3- Niken – Ni: Thành phần cấu tạo nên Inox tiếp theo là Niken – hợp kim chính của nhóm thép không gỉ Austenitic (Nhóm 3XX). Niken mang lại sự dẻo dai cao, độ bền tốt cho Inox ngay cả ở nhiệt độ hỗn hợp làm nguội. Niken còn là chất không có từ tính nên góp phần lớn vào tính chất của thép không là tác dụng từ rất kém.

4- Mangan – Mn: Mangan thuộc nhóm 2XX là nguyên tố thay thế cho Niken ở các mác thép 2XX. Tác dụng chính của Mangan là giúp thép không gỉ khử oxy hóa và làm ổn định mác thép Austenitic.

5- Molypden – Mo: Thành phần Molypden là chất phụ gia được thêm vào các nhóm Inox có chứa các nguyên tố Cr – Fe – Ni để chống ăn mòn cục bộ và chống kẽ nứt, ăn mòn kẽ nứt. Molypden còn chống nhiệt Clorua nên ở Tấm inox 316 được cho là tốt hơn các loại tấm Inox 304 khác khi sử dụng ở môi trường vùng biển (có chứa 2% Molypden). Lượng Molypden càng cao thì sức chống chịu clorua càng cao.

Nguồn gốc inox

– Năm 1993 inox được chuyên gia Anh Harry Brealey sáng chế lần đầu tiên với lượng Carbon ít 0.24% và tăng Crom 12.8%. Lúc này mục đích là tạo nên loại thép đặc biệt với công dụng mài mòn hiệu quả, ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài.

– Trước năm 1939 (trước chiến tranh thế giới thứ 2) loại thép này được nghiên cứu và cải tiến bởi hãng thép Krupp của Đức. Thép được thêm Niken không gỉ và tăng khả năng bị ăn mòn, dẻo dai hơn trong khi thi công. Hãng thép này cho ra đời 2 loại mã 300 và 400.

– Kết thúc chiến tranh 1945, thép 300 và 400 tiếp tục được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia Anh W. H Hatfield. Ông thay đổi tỉ lệ Niken và Crom trong thành phần và tạo nên loại thép tỉ lệ 8/8 ( có nghĩa là 8% Ni và 18% Cr) – đây là loại thép 304 ngày nay.

Thời hiện đại, thép không gỉ hay inox được sử dụng nhiều trong ngành luyện kim chứa ít nhất 10.5% crom. Chúng có khả năng chống ăn mòn rất tốt, tuổi thọ cao bởi các nhà sản xuất phủ thêm lớp trên bề mặt. Inox cũng được ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực từ dân dụng đến công nghiệp. Tuy nhiên, do có rất nhiều loại inox khác nhau, nên để đạt hiệu quả cao nhất trong từng hoàn cảnh người dùng cũng phải hiểu về thông số từng loại, bản chất là gì mới có lựa chọn đúng chuẩn.

Tấm Inox (Ảnh: Sưu tầm)

Phân loại inox

Phân loại inox theo thành phần thép cấu thành

Dựa theo thực tế inox được phân thành 4 loại chính là Austenitic, Martensitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex).

– Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…)

Là loại inox thông dụng nhất có các dòng mác thép SUS 301, 304, 304L, 310s, 316, 316L, 321,… Công thức của loại inox này chứa 16% crom, ít nhất 7% niken và carbon 0.08% max. Loại thép này có khả năng không nhiễm từ hoặc ít nhiễm từ, khả năng chịu ăn mòn cao, dễ uốn, dễ hàn và mềm dẻo. Ứng dụng làm đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, tàu thuyền, bình chứa …

– Martensitic

Loại inox này có công thức chứa khoảng 11% đến 13% Cr. Ưu điểm chịu lực rất tốt, độ cứng cao và chịu được sự ăn mòn tương đối. Inox Martensitic ứng dụng trong chế tạo lưỡi dao các loại, cánh tuabin,..

– Ferritic (SUS 430, 410, 409)

Loại inox có tính chất cơ lý giống với thép mềm, chịu ăn mòn cao hơn thép mềm. Các loại mác thép thuộc dòng này đó là SUS 409, 410, 430,… Inox Ferritic có chứa từ 12% đến 17% crom. Inox chứa khoảng 12% crom được ứng dụng trong kiến trúc còn loại Inox 17% crom sử dụng làm đồ gia dụng, máy giặt, nồi hơi, kiến trúc trong nhà,…

– Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253)

Các loại mác thép thuộc dòng này đó là LDX 2205, 2101,SAF 2304, 253MA. So với loại Inox Austenitic thì loại Inox này có chứa Ni ít hơn nhiều. Inox Duplex có độ bền và độ chịu lực cao được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất bột giấy, sản xuất giấy, chế tạo tàu biển,…

Việc phân loại được các loại inox giúp bạn lựa chọn chính xác hơn cho mục đích sử dụng của mình. Các sản phẩm inox được sản xuất với số lượng lớn với nhiều kích thước khác nhau, tùy theo nhu cầu mà chọn loại phù hợp nhất để sử dụng.

Phân loại inox theo hình dáng phổ biến

  • Inox dạng tấm, cuộn
  • Inox dạng ống hộp
  • Inox láp (cây đặc)
  • Inox dây cuộn
  • V(góc) Inox
  • Thanh la inox…

(Ảnh: Sưu tầm)

Ứng dụng của inox 

1. Ứng dụng trong xây dựng

– Với đặc tính chống ăn mòn ưu việt, độ bền cao và tính dễ uốn, inox được ứng dụng nhiều trong xây dựng các mái nhà và bức tường, vỏ ngoài kiến trúc với độ bảo trì thấp đồng thời tồn tại bền lâu.

2. Ứng dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm

– Inox giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, không làm thay đổi mùi vị thực phẩm, và dễ dàng làm sạch, khử trùng.

3. Ứng dụng trong ngành công nghiệp

– Các tàu cao tốc ngày nay thường được chế tạo bằng thép không gỉ. nó mang lại sức mạnh kết cấu cao và cải thiện khả năng chống va chạm. Thép không gỉ cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu, chế tạo máy bay.

4. Ứng dụng trong y tế

– Hầu hết các dụng cụ phẫu thuật, xe lăn, tủ thuốc, giường y tê ngày nay đều được làm bằng thép không gỉ vì đảm bảo được đồ bền chắc và đáp ứng được tác động vệ sinh, khử trùng thường xuyên.

5. Ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày

– Từ lâu, thép không gỉ đã là vật liệu sản xuất các dụng cụ dao, kéo, dụng cụ nấu ăn và máy móc gia dụng trong gia đình.

(Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về nguyên liệu thép không gỉ (Inox) cùng những đặc tính và ứng dụng thực tế. Nếu khách hàng có những thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến email thangloicooperationjsc@gmail.com hoặc số điện thoại +84 359743838 để được tư vấn cụ thể.

LIÊN HỆ MUA:

Phòng kinh doanh 1 +84 986535039     

Phòng kinh doanh 2 +84 984221039

Phòng kinh doanh 3 +84 963194039

Phòng kinh doanh 4 +84 862005039

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan